Thông tin Thống kê trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời và minh bạch***** Các tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu thống kê phải được sự đồng ý của cơ quan thống kê và phải ghi rõ nguồn số liệu đồng thời chịu sự điều chỉnh theo luật thống kê đối với số liệu thống kê được sử dụng

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

Thống kê Bến Lức

NHỮNG THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN KINH TẾ 

HUYỆN BẾN LỨC GIAI ĐOẠN 2011-2021


Huyện Bến Lức là một trong 15 đơn vị hành chính của tỉnh Long An, cửa ngõ của miền Tây Nam Bộ gồm Thị trấn Bến Lức và các xã Thạnh Lợi, Lương Bình, Thạnh Hòa, Lương Hòa, Tân Hòa, Tân Bửu, An Thạnh, Bình Đức, Mỹ Yên, Thanh Phú, Long Hiệp, Thạnh Đức, Phước Lợi, Nhựt Chánh. Trong đó Thị trấn Bến Lức là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của huyện. Và cũng là nơi tập trung các cơ quan Đảng, đoàn thể, trụ sở hành chính quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục, y tế, trường học với tổng diện tích tự nhiên của huyện là 287,8571 km, dân số trung bình 186.241 người, mật độ dân số 647 người/km.

Với lợi thế tiếp giáp Thành Phố Hồ Chí Minh theo các trục giao thông chính liên vùng là Quốc lộ 1A, Quốc lộ N2 và cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Bến Lức - Long Thành. Bên cạnh, còn chuẩn bị hình thành các trục vành đai 3, 4 nối liền vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Đồng Bằng sông Cửu Long huyện đã tiếp cận và thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước về công nghiệp trước bối cảnh phát triển hiện nay. Ngoài ra, trong tầm nhìn dài hạn Bến Lức còn là địa bàn phát triển mạnh về lĩnh vực thương mại - dịch vụ tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ trong thời gian tới

Trong 10 năm qua, huyện Bến Lức đã thực hiện nhiều chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn; thu hút người dân đến học tập, lao động và sản xuất đã kéo theo sự sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu lao động trong ngành nghề, tác động tích cực đến thu nhập của người dân trên địa bàn huyện. Sự chuyển dịch về cơ cấu lao động trong từng lĩnh vực cho thấy chính sách điều hành phát triển kinh tế xã hội của địa phương giai đoạn 2011-2021 là phù hợp với điều kiện của huyện

Khu công nghiệp Phúc Long - Bến Lức - Long An


Về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Trong những năm đầu mới giải phóng, Bến Lức còn là một huyện thuần nông chủ yếu tập trung sản xuất Nông nghiệp với diện tích khoảng 23.169 hecta (chiếm 69% diện tích đất tự nhiên); tập trung chủ yếu là cây lúa, mía, khóm, cây mì.v.v…Đất sản xuất phi nông nghiệp khoản 5.274 hecta (chiếm 31%).

Năm 2011 diện tích đất nông nghiệp là 19.816,31 hecta, chiếm 68,8%. Với nhiều chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn trong thời gian quan đã làm thay đổi cơ cấu đất rõ rệt. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chuyển dịch mạnh sang đất phi nông nghiệp. Đến năm 2021 diện tích đất nông nghiệp 18.935,33 hecta, chiếm 65,7% (giảm 3,1 điểm phần trăm, tương đương 880,98 hecta); đất phi nông nghiệp 9.850,38 hecta, chiếm 34,3% (tăng 3,3 điểm phần trăm, tương đương 4.576,38 hecta.

Quy mô kinh tế khu vực Nông lâm thủy sản (theo giá hiện hành) năm 2011 là 1.080 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 2,3%, năm 2021 ước thực hiện là 2.171,1 tỷ đồng (chiếm 1,8%). Sau 10 năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng,  khu vực Nông  - lâm - thủy sản giảm 0,5 điểm phần trăm và chuyển sang khu vực Công nghiệp – xây dựng và Thương mại – dịch vụ.

Về phát triển công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ

Hiện nay trên địa bàn huyện hiện có 6 khu công nghiệp và 5 cụm công nghiệp; đến nay, có 9/11 khu, cụm công nghiệp có nhà đầu tư và đi vào hoạt động với tỷ lệ lắp đầy khoảng 78,19%, trong đó KCN lắp đầy 92,68%, CCN lắp đầy 17,4%.

Qua 10 năm, số doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bến Lức tăng nhanh. Năm 2011  có 450 doanh nghiệp đang hoạt động (40 doanh nghiêp nước ngoài hoạt động), năm 2021 là 1.467 doanh nghiệp đang hoạt động (103 doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động), giai đoạn 2011-2021 doanh nghiệp giải thể và tạm ngưng hoạt động là 403 doanh nghiệp (giải thể, tạm ngưng nhiều vào năm 2021 do tác động của dịch Covid-19) và số doanh nghiệp tăng là 1.017 doanh nghiệp, bình quân mỗi năm tăng 101,7 doanh nghiệp.

        Quy mô kinh tế (theo giá hiện hành) năm 2011 trên lĩnh vực Công nghiệp – xây dựng và Thương mại – dịch vụ lần lượt là 35.860 tỷ đồng (chiếm 88,7%) và 3.341 tỷ dồng (chiếm 9%). Với chính sách thu hút đầu tư trong thời gian qua tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn theo hướng Công nghiệp – xây dựng và Thương mại – dịch vụ, năm 2021 lần lượt là 109.609,5 tỷ đồng (chiếm 89,8%) và 10.281,6 tỷ đồng (chiếm 8,4%), là huyện có quy mô nền kinh tế đứng đầu tỉnh Long An, chiếm tỷ trọng 34% so toàn tỉnh. Với sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế từ Nông nghiệp sang Công nghiệp – xây dựng, Thương mại – dịch vụ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân. Thành tựu phát triển kinh tế của huyện Bến Lức góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước./.

Thực hiện: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét