Câu hỏi: Điều tra viên thống kê là ai? Quyền và nghĩa vụ của điều tra viên thống kê?
- Trả lời:
1. Khoản 9 Điều 3 Luật Thống kê 2015 quy định: Điều tra viên thống kê là người được cơ quan, tổ chức tiến hành điều tra thống kê trưng tập, huy động để thực hiện việc thu thập thông tin của cuộc điều tra thống kê.
2. Điều 34 Luật Thống kê 2015 quy định điều tra viên thống kê có quyền và nghĩa vụ sau:
2.1. Điều tra viên thống kê có các quyền:
a) Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ trong thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin theo phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
b) Được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra thống kê, được trang bị phương tiện phục vụ công việc thu thập thông tin và được trả công;
c) Yêu cầu đối tượng điều tra thống kê cung cấp thông tin theo phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê.
2.2. Điều tra viên thống kê có các nghĩa vụ:
a) Thực hiện thu thập thông tin theo đúng phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
b) Giữ bí mật thông tin thu thập từ tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê;
c) Giao nộp tài liệu, phiếu điều tra theo hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê.
- Câu hỏi: Sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước được quy định như thế nào?
- Trả lời:
Điều 36 Luật Thống kê 2015 quy định về sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước như sau:
1. Sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước là hình thức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể từ dữ liệu hành chính. Dữ liệu hành chính sử dụng cho hoạt động thống kê nhà nước là dữ liệu thống kê.
2. Nội dung sử dụng dữ liệu hành chính trong hoạt động thống kê nhà nước gồm:
a) Tổng hợp số liệu thống kê, biên soạn các chỉ tiêu thống kê và lập báo cáo theo chế độ báo cáo thống kê;
b) Lập hoặc cập nhật dàn mẫu cho điều tra thống kê;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu thống kê.
3. Cơ sở dữ liệu hành chính được sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước gồm: a) Cơ sở dữ liệu về con người; b) Cơ sở dữ liệu về đất đai; c) Cơ sở dữ liệu về cơ sở kinh tế; d) Cơ sở dữ liệu về thuế; đ) Cơ sở dữ liệu về hải quan; e) Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm; g) Cơ sở dữ liệu hành chính khác.
4. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu hành chính phục vụ yêu cầu quản lý và hoạt động thống kê nhà nước.
- Câu hỏi: Cơ sở dữ liệu về con người gồm những cơ sở dữ liệu nào?
- Trả lời:
Cơ sở dữ liệu về con người gồm những cơ sở dữ liệu mà thông tin trong đó chủ yếu về con người như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; Cơ sở dữ liệu quốc gia về thống kê tổng hợp về dân số...
- Câu hỏi: Cung cấp dữ liệu trong cơ sở dữ liệu cho hoạt động thống kê nhà nước được quy định như thế nào?
- Trả lời:
Điều 37 Luật Thống kê 2015 quy định cung cấp dữ liệu trong cơ sở dữ liệu cho hoạt động thống kê nhà nước như sau:
1. Nội dung dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Thống kê được cung cấp cho hoạt động thống kê nhà nước gồm:
a) Danh mục các trường dữ liệu có liên quan và dữ liệu;
b) Định dạng dữ liệu, định nghĩa và các thuộc tính có liên quan của trường dữ liệu;
c) Phương thức, tần suất và thời gian cung cấp dữ liệu.
2. Các điều kiện bảo đảm cho việc cung cấp, tiếp nhận dữ liệu gồm cơ sở hạ tầng thông tin, nguồn nhân lực và tài chính.
3. Cơ quan thống kê trung ương có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hành chính xác định cụ thể các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật thống kê.
Xử phạt vi phạm quy định trong các hoạt động điều tra thống kê được quy định tại Điều 5 Nghị định 95/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi trì hoãn việc thực hiện yêu cầu của điều tra viên thống kê theo quy định của phương án điều tra thống kê.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp chậm phiếu, biểu điều tra thống kê theo phương pháp đối tượng điều tra tự ghi thông tin vào phiếu, biểu điều tra theo hướng dẫn của điều tra viên (sau đây gọi chung là phương pháp điều tra gián tiếp) dưới 05 ngày so với thời hạn quy định của phương án điều tra thống kê;
b) Nộp không đủ phiếu, biểu điều tra thống kê theo phương pháp điều tra gián tiếp, so với quy định của phương án điều tra thống kê;
c) Ghi không đủ các thông tin có phát sinh vào phiếu, biểu điều tra theo quy định của phương án điều tra thống kê.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp chậm phiếu, biểu điều tra thống kê theo phương pháp điều tra gián tiếp từ 05 ngày đến dưới 10 ngày so với thời hạn quy định của phương án điều tra thống kê.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Ghi sai lệch thông tin ban đầu do cá nhân, tổ chức được điều tra thống kê đã cung cấp vào phiếu điều tra;
b) Tự ý ghi thông tin vào phiếu, biểu điều tra thống kê mà không tiến hành điều tra thực tế tại đơn vị được điều tra thống kê theo quy định của phương án điều tra thống kê;
c) Ghi không trung thực, sai sự thật các thông tin có phát sinh vào phiếu, biểu điều tra thống kê theo phương pháp điều tra gián tiếp;
d) Nộp chậm phiếu, biểu điều tra thống kê theo phương pháp điều tra gián tiếp từ 10 ngày trở lên so với thời hạn quy định của phương án điều tra thống kê.
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện hoặc cản trở việc thực hiện điều tra thống kê;
b) Khai man hoặc ép buộc người khác khai man thông tin trong điều tra thống kê;
c) Không gửi báo cáo kết quả cuộc điều tra ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia cho cơ quan thống kê có thẩm quyền thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung sau 15 ngày, kể từ ngày công bố kết quả điều tra;
d) Không cung cấp trực tuyến nội dung và số liệu điều tra thống kê tới thiết bị truy xuất theo yêu cầu của cơ quan tiến hành điều tra hoặc người thực hiện điều tra thống kê do phương án điều tra thống kê quy định.
6. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ phiếu, biểu điều tra đối với hành vi vi phạm tại điểm a, điểm b, điểm c, khoản 4 và điểm b khoản 5 của Điều này.
1. Phạm vi điều chỉnh của Luật Thống kê là gì? Luật Thống kê điều chỉnh: - Hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê nhà nước; - Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê nhà nước; tổ chức thống kê nhà nước; - Hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê ngoài thống kê nhà nước.
2. Đối tượng áp dụng của Luật Thống kê là gì? Đối tượng áp dụng của Luật Thống kê gồm: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin; - Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thống kê; - Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê.
3. Nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thống kê là gì? Ngày 12 tháng 11 năm 2021, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thống kê và điều chỉnh các nội dung: (1). Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 17 như sau: “6. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành và địa phương: a) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. b) Hướng dẫn, kiểm tra tình hình và báo cáo kết quả thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. c) Định kỳ 05 năm rà soát quy mô Tổng sản phẩm trong nước báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, quyết định về việc đánh giá lại quy mô Tổng sản phẩm trong nước. (2). Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 48 như sau: “d) Người đứng đầu cơ quan thống kê cấp tỉnh công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Đối với thông tin thống kê của chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh là phân tổ của chỉ tiêu thống kê quốc gia phải thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ với cơ quan thống kê Trung ương trước khi công bố”. (3). Thay thế Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia kèm theo Luật số 89/2015/QH13 bằng Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia kèm theo Luật số 01/2021/QH 15.
4. Quản lý nhà nước về thống kê gồm những nội dung nào? Điều 6 Luật Thống kê quy định nội dung quản lý nhà nước về thống kê gồm: (1). Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động thống kê. (2). Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thống kê. (3). Phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê. (4). Xây dựng tổ chức thống kê nhà nước, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê. (5). Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến và công nghệ thông tin vào hoạt động thống kê. (6). Hợp tác quốc tế về thống kê. (7). Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về thống kê.
Hỏi đáp về Luật Thống kê 2015
Trả lờiXóaCâu hỏi: Điều tra viên thống kê là ai? Quyền và nghĩa vụ của điều tra viên thống kê?
- Trả lời:
1. Khoản 9 Điều 3 Luật Thống kê 2015 quy định: Điều tra viên thống kê là người được cơ quan, tổ chức tiến hành điều tra thống kê trưng tập, huy động để thực hiện việc thu thập thông tin của cuộc điều tra thống kê.
2. Điều 34 Luật Thống kê 2015 quy định điều tra viên thống kê có quyền và nghĩa vụ sau:
2.1. Điều tra viên thống kê có các quyền:
a) Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ trong thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin theo phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
b) Được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra thống kê, được trang bị phương tiện phục vụ công việc thu thập thông tin và được trả công;
c) Yêu cầu đối tượng điều tra thống kê cung cấp thông tin theo phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê.
2.2. Điều tra viên thống kê có các nghĩa vụ:
a) Thực hiện thu thập thông tin theo đúng phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
b) Giữ bí mật thông tin thu thập từ tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê;
c) Giao nộp tài liệu, phiếu điều tra theo hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê.
- Câu hỏi: Sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước được quy định như thế nào?
- Trả lời:
Điều 36 Luật Thống kê 2015 quy định về sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước như sau:
1. Sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước là hình thức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể từ dữ liệu hành chính. Dữ liệu hành chính sử dụng cho hoạt động thống kê nhà nước là dữ liệu thống kê.
2. Nội dung sử dụng dữ liệu hành chính trong hoạt động thống kê nhà nước gồm:
a) Tổng hợp số liệu thống kê, biên soạn các chỉ tiêu thống kê và lập báo cáo theo chế độ báo cáo thống kê;
b) Lập hoặc cập nhật dàn mẫu cho điều tra thống kê;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu thống kê.
3. Cơ sở dữ liệu hành chính được sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về con người;
b) Cơ sở dữ liệu về đất đai;
c) Cơ sở dữ liệu về cơ sở kinh tế;
d) Cơ sở dữ liệu về thuế;
đ) Cơ sở dữ liệu về hải quan;
e) Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm;
g) Cơ sở dữ liệu hành chính khác.
4. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu hành chính phục vụ yêu cầu quản lý và hoạt động thống kê nhà nước.
- Câu hỏi: Cơ sở dữ liệu về con người gồm những cơ sở dữ liệu nào?
- Trả lời:
Cơ sở dữ liệu về con người gồm những cơ sở dữ liệu mà thông tin trong đó chủ yếu về con người như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; Cơ sở dữ liệu quốc gia về thống kê tổng hợp về dân số...
- Câu hỏi: Cung cấp dữ liệu trong cơ sở dữ liệu cho hoạt động thống kê nhà nước được quy định như thế nào?
- Trả lời:
Điều 37 Luật Thống kê 2015 quy định cung cấp dữ liệu trong cơ sở dữ liệu cho hoạt động thống kê nhà nước như sau:
1. Nội dung dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Thống kê được cung cấp cho hoạt động thống kê nhà nước gồm:
a) Danh mục các trường dữ liệu có liên quan và dữ liệu;
b) Định dạng dữ liệu, định nghĩa và các thuộc tính có liên quan của trường dữ liệu;
c) Phương thức, tần suất và thời gian cung cấp dữ liệu.
2. Các điều kiện bảo đảm cho việc cung cấp, tiếp nhận dữ liệu gồm cơ sở hạ tầng thông tin, nguồn nhân lực và tài chính.
3. Cơ quan thống kê trung ương có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hành chính xác định cụ thể các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật thống kê.
Theo tài liệu của Tổng cục Thống kê
Xử phạt vi phạm quy định trong các hoạt động điều tra thống kê được quy định tại Điều 5 Nghị định 95/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê như sau:
Trả lờiXóa1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi trì hoãn việc thực hiện yêu cầu của điều tra viên thống kê theo quy định của phương án điều tra thống kê.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp chậm phiếu, biểu điều tra thống kê theo phương pháp đối tượng điều tra tự ghi thông tin vào phiếu, biểu điều tra theo hướng dẫn của điều tra viên (sau đây gọi chung là phương pháp điều tra gián tiếp) dưới 05 ngày so với thời hạn quy định của phương án điều tra thống kê;
b) Nộp không đủ phiếu, biểu điều tra thống kê theo phương pháp điều tra gián tiếp, so với quy định của phương án điều tra thống kê;
c) Ghi không đủ các thông tin có phát sinh vào phiếu, biểu điều tra theo quy định của phương án điều tra thống kê.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp chậm phiếu, biểu điều tra thống kê theo phương pháp điều tra gián tiếp từ 05 ngày đến dưới 10 ngày so với thời hạn quy định của phương án điều tra thống kê.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Ghi sai lệch thông tin ban đầu do cá nhân, tổ chức được điều tra thống kê đã cung cấp vào phiếu điều tra;
b) Tự ý ghi thông tin vào phiếu, biểu điều tra thống kê mà không tiến hành điều tra thực tế tại đơn vị được điều tra thống kê theo quy định của phương án điều tra thống kê;
c) Ghi không trung thực, sai sự thật các thông tin có phát sinh vào phiếu, biểu điều tra thống kê theo phương pháp điều tra gián tiếp;
d) Nộp chậm phiếu, biểu điều tra thống kê theo phương pháp điều tra gián tiếp từ 10 ngày trở lên so với thời hạn quy định của phương án điều tra thống kê.
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện hoặc cản trở việc thực hiện điều tra thống kê;
b) Khai man hoặc ép buộc người khác khai man thông tin trong điều tra thống kê;
c) Không gửi báo cáo kết quả cuộc điều tra ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia cho cơ quan thống kê có thẩm quyền thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung sau 15 ngày, kể từ ngày công bố kết quả điều tra;
d) Không cung cấp trực tuyến nội dung và số liệu điều tra thống kê tới thiết bị truy xuất theo yêu cầu của cơ quan tiến hành điều tra hoặc người thực hiện điều tra thống kê do phương án điều tra thống kê quy định.
6. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ phiếu, biểu điều tra đối với hành vi vi phạm tại điểm a, điểm b, điểm c, khoản 4 và điểm b khoản 5 của Điều này.
Trích Điều 5: Nghị định 95/2016/NĐ-CP.
1. Phạm vi điều chỉnh của Luật Thống kê là gì?
Trả lờiXóaLuật Thống kê điều chỉnh:
- Hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê nhà nước;
- Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê nhà nước; tổ chức thống kê nhà nước;
- Hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê ngoài thống kê nhà nước.
2. Đối tượng áp dụng của Luật Thống kê là gì?
Trả lờiXóaĐối tượng áp dụng của Luật Thống kê gồm:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thống kê;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê.
3. Nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thống kê là gì?
Trả lờiXóaNgày 12 tháng 11 năm 2021, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thống kê và điều chỉnh các nội dung:
(1). Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 17 như sau:
“6. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành và địa phương:
a) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Hướng dẫn, kiểm tra tình hình và báo cáo kết quả thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
c) Định kỳ 05 năm rà soát quy mô Tổng sản phẩm trong nước báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, quyết định về việc đánh giá lại quy mô Tổng sản phẩm trong nước.
(2). Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 48 như sau:
“d) Người đứng đầu cơ quan thống kê cấp tỉnh công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Đối với thông tin thống kê của chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh là phân tổ của chỉ tiêu thống kê quốc gia phải thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ với cơ quan thống kê Trung ương trước khi công bố”.
(3). Thay thế Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia kèm theo Luật số 89/2015/QH13 bằng Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia kèm theo Luật số 01/2021/QH 15.
4. Quản lý nhà nước về thống kê gồm những nội dung nào?
Trả lờiXóaĐiều 6 Luật Thống kê quy định nội dung quản lý nhà nước về thống kê gồm:
(1). Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động thống kê.
(2). Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thống kê.
(3). Phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê.
(4). Xây dựng tổ chức thống kê nhà nước, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê.
(5). Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến và công nghệ thông tin vào hoạt động thống kê.
(6). Hợp tác quốc tế về thống kê.
(7). Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về thống kê.