Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Sau 10 năm (2011-2020) thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thống kê Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng: Môi trường pháp lý, thể chế và cơ chế điều phối các hoạt động thống kê ngày càng được hoàn thiện; thông tin thống kê kinh tế - xã hội ngày càng được công bố, phổ biến kịp thời và đầy đủ hơn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, xử lý, công bố và phổ biến thông tin thống kê đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin thống kê của người dùng tin trong nước và quốc tế; đồng thời tiết kiệm được nguồn lực cho ngành Thống kê nói riêng và quốc gia nói chung; vị thế, năng lực thống kê nước ta ngày càng được cải thiện trong khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, Thống kê Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, đó là nguồn nhân lực thống kê chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng; việc kết nối, chia sẻ, cung cấp và phổ biến dữ liệu, thông tin thống kê còn nhiều bất cập; phương pháp luận thống kê, tiêu chuẩn, quy trình sản xuất thông tin thống kê chưa được xây dựng, cập nhật, hoàn thiện và áp dụng đồng bộ theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế…
Xuất phát từ những kết quả đạt được và các hạn chế còn tồn tại sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã xây dựng Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; và trình Chính phủ phê duyệt, ban hành. Ngày 01/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (viết gọn là Chiến lược phát triển Thống kê). Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để hệ thống thống kê Nhà nước triển khai xây dựng thống kê Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
Mục tiêu của Chiến lược Thống kê Việt Nam trong giai đoạn tới là: Hiện đại hóa Thống kê Việt Nam theo hướng đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và vững chắc với hệ thống tổ chức phù hợp; nguồn nhân lực chất lượng cao và chuyên nghiệp; công nghệ hiện đại; sản xuất, cung cấp và phổ biến thông tin thống kê theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế; hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia tập trung, thống nhất, thông suốt, chất lượng và hiệu quả; đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin thống kê ngày càng tăng. Phấn đấu đến năm 2030, Thống kê Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN và đến năm 2045 trở thành hệ thống thống kê hiện đại trên thế giới.
Một số mục tiêu cụ thể có thể kể đến như: Phấn đấu vào năm 2025 đạt 50%, vào năm 2030 đạt 70% số chỉ tiêu thống kê thuộc các hệ thống chỉ tiêu thống kê được biên soạn từ nguồn dữ liệu hành chính. 85% các chỉ tiêu thuộc các hệ thống chỉ tiêu thống kê được biên soạn và công bố theo tiêu chuẩn thống kê Việt Nam vào năm 2025; đạt 95% vào năm 2030. 80% các sản phẩm thống kê được cung cấp tới người sử dụng thông tin thống kê kịp thời vào năm 2025; đạt 95% vào năm 2030…
Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện Chiến lược
Một là, hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tổ chức, phát triển nguồn nhân lực: Sửa đổi Luật Thống kê và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan theo hướng bảo đảm sự độc lập của hệ thống thống kê tập trung. Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống chỉ tiêu thống kê. Đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống thống kê tập trung. Phát triển, thu hút, trọng dụng nhân lực trình độ cao, chuyên nghiệp; cử biệt phái công chức thống kê thuộc cơ quan thống kê trung ương đến làm việc tại tổ chức thống kê bộ, ngành. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực theo hướng nâng cấp hệ thống đào tạo, chương trình, nội dung, hình thức, cấp độ đào tạo, bồi dưỡng; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu khoa học thống kê và khoa học dữ liệu. Tăng cường hợp tác, liên kết trong công tác đào tạo, bồi dưỡng…
Hai là, xây dựng, hoàn thiện, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình, mô hình thống kê: Xây dựng, hoàn thiện và ban hành đồng bộ các tiêu chuẩn thống kê, các quy trình sản xuất thông tin thống kê bao gồm quy trình chung và các quy trình chi tiết phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam. Triển khai áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn thống kê, các quy trình sản xuất thông tin thống kê làm cơ sở để thực hiện tư liệu hóa và đánh giá chất lượng thông tin thống kê. Từng bước nghiên cứu, xây dựng, ban hành và áp dụng các mô hình thống kê hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam.
Ba là, hiện đại hóa hoạt động thu thập, xử lý và quản trị dữ liệu: Tăng cường áp dụng phương pháp luận tiên tiến, hiện đại; đa dạng hóa hình thức và ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong hoạt động thu thập, xử lý dữ liệu thống kê. Ưu tiên sử dụng dữ liệu hành chính, dữ liệu sẵn có của các cơ quan quản lý nhà nước cho hoạt động thống kê; đổi mới mạnh mẽ thiết kế điều tra và tổng điều tra thống kê theo hướng tích hợp các cuộc điều tra và ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong tất cả các bước của quy trình điều tra; đẩy mạnh ứng dụng khoa học thống kê, khoa học dữ liệu để khai thác nguồn dữ liệu lớn, dữ liệu mới cho hoạt động thống kê. Quản trị dữ liệu theo hướng tập trung và mở trên nền tảng kiến trúc tổng thể và công nghệ tiên tiến, hiện đại, bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu; tích hợp các nguồn dữ liệu khác nhau hướng tới dữ liệu được cập nhật theo thời gian thực; hình thành cơ sở dữ liệu thống kê tập trung, thống nhất. Xây dựng trung tâm dữ liệu thống kê tập trung và cơ chế cung cấp dữ liệu thống kê bảo đảm đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin thống kê, từng bước cung cấp dữ liệu thống kê vi mô.
Bốn là, đổi mới hoạt động xác định nhu cầu, phân tích, dự báo, biên soạn và phổ biến thông tin thống kê: Đổi mới phương pháp, hình thức và công cụ xác định nhu cầu sử dụng thông tin kịp thời, chính xác để sản xuất và cung cấp thông tin thống kê phù hợp với nhu cầu của người dùng tin trong nước và quốc tế. Nghiên cứu, áp dụng khung lý thuyết, mô hình, phương pháp, công cụ tiên tiến, hiện đại. Đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào hoạt động biên soạn thông tin thống kê. Biên soạn đầy đủ, chi tiết chỉ tiêu thuộc các hệ thống chỉ tiêu thống kê. Chú trọng nâng cao chất lượng chỉ tiêu thống kê xã hội, môi trường và chỉ tiêu thống kê phản ánh năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế. Đa dạng hóa hình thức, nội dung công bố, cung cấp và phổ biến thông tin thống kê; đẩy mạnh hình thức trực quan hóa dữ liệu. Xây dựng cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê. Đẩy mạnh công tác truyền thông, đa dạng hóa hình thức và phương tiện truyền thông nhằm nâng cao nhận thức vai trò, tầm quan trọng của thống kê. Chú trọng sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê, kiến thức và kỹ năng sử dụng thông tin thống kê. Tăng cường tương tác với người cung cấp và người sử dụng thông tin thống kê.
Năm là, đẩy nhanh tư liệu hóa, chuyển đổi số trong công tác thống kê: Nghiên cứu, đề xuất xây dựng sửa đổi quy chế, chính sách về công nghệ thông tin để đảm bảo thực hiện tư liệu hóa và chuyển đổi số trong công tác thống kê. Xây dựng cơ sở hạ tầng tạo nền tảng chuyển đổi số trong công tác thống kê; tập trung nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật, chuỗi khối... vào công tác thống kê. Thực hiện thường xuyên, liên tục việc ghi chép, ghi nhận hoạt động trong lĩnh vực thống kê theo các quy trình sản xuất thông tin thống kê và hoạt động quản lý, điều hành; chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ và quản lý trên không gian mạng.
Sáu là, mở rộng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế, thống kê nước ngoài trong công tác thống kê: Duy trì quan hệ hợp tác với các cơ quan thống kê, tổ chức quốc tế, đối tác phát triển; tăng cường hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia có trình độ thống kê phát triển. Tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động của thống kê Liên hợp quốc và khu vực… Nâng cao chất lượng công tác thống kê nước ngoài, đảm bảo so sánh quốc tế; tăng cường thu thập, biên soạn và phổ biến thông tin thống kê đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng sử dụng thông tin thống kê trong và ngoài nước. Tăng cường huy động, sử dụng hiệu quả hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các quốc gia và các tổ chức quốc tế cho việc thực hiện Chiến lược phát triển thống kê.
Bảy là, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo: Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng phương pháp luận, chuẩn mực, quy trình thống kê tiên tiến; khoa học dữ liệu, dữ liệu mới; ưu tiên nghiên cứu, áp dụng phương pháp đo lường các hiện tượng mới phát sinh. Tập trung nghiên cứu các chính sách, chiến lược, mô hình thống kê hiện đại và thực hành thống kê tốt. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo; mở rộng các hoạt động hợp tác, hình thành mạng lưới các nhà khoa học, chuyên gia về khoa học thống kê, khoa học dữ liệu, công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Tám là, tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành thống kê: Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc cung cấp thông tin của các tổ chức, cá nhân; tập trung vào việc cung cấp dữ liệu hành chính của các cơ quan nhà nước. Đẩy mạnh kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước đã được cấp có thẩm quyền công bố. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Luật Thống kê, tiêu chuẩn, quy trình sản xuất thông tin thống kê của các cơ quan thống kê thuộc hệ thống thống kê tập trung, tổ chức thống kê bộ, ngành, hoạt động thống kê ở cấp xã, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngoài ra, tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất và huy động các nguồn lực tài chính phục vụ công tác thống kê./.
Bốn là, đổi mới hoạt động xác định nhu cầu, phân tích, dự báo, biên soạn và phổ biến thông tin thống kê: Đổi mới phương pháp, hình thức và công cụ xác định nhu cầu sử dụng thông tin kịp thời, chính xác để sản xuất và cung cấp thông tin thống kê phù hợp với nhu cầu của người dùng tin trong nước và quốc tế. Nghiên cứu, áp dụng khung lý thuyết, mô hình, phương pháp, công cụ tiên tiến, hiện đại. Đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào hoạt động biên soạn thông tin thống kê. Biên soạn đầy đủ, chi tiết chỉ tiêu thuộc các hệ thống chỉ tiêu thống kê. Chú trọng nâng cao chất lượng chỉ tiêu thống kê xã hội, môi trường và chỉ tiêu thống kê phản ánh năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế. Đa dạng hóa hình thức, nội dung công bố, cung cấp và phổ biến thông tin thống kê; đẩy mạnh hình thức trực quan hóa dữ liệu. Xây dựng cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê. Đẩy mạnh công tác truyền thông, đa dạng hóa hình thức và phương tiện truyền thông nhằm nâng cao nhận thức vai trò, tầm quan trọng của thống kê. Chú trọng sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê, kiến thức và kỹ năng sử dụng thông tin thống kê. Tăng cường tương tác với người cung cấp và người sử dụng thông tin thống kê.
Năm là, đẩy nhanh tư liệu hóa, chuyển đổi số trong công tác thống kê: Nghiên cứu, đề xuất xây dựng sửa đổi quy chế, chính sách về công nghệ thông tin để đảm bảo thực hiện tư liệu hóa và chuyển đổi số trong công tác thống kê. Xây dựng cơ sở hạ tầng tạo nền tảng chuyển đổi số trong công tác thống kê; tập trung nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật, chuỗi khối... vào công tác thống kê. Thực hiện thường xuyên, liên tục việc ghi chép, ghi nhận hoạt động trong lĩnh vực thống kê theo các quy trình sản xuất thông tin thống kê và hoạt động quản lý, điều hành; chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ và quản lý trên không gian mạng.
Sáu là, mở rộng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế, thống kê nước ngoài trong công tác thống kê: Duy trì quan hệ hợp tác với các cơ quan thống kê, tổ chức quốc tế, đối tác phát triển; tăng cường hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia có trình độ thống kê phát triển. Tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động của thống kê Liên hợp quốc và khu vực… Nâng cao chất lượng công tác thống kê nước ngoài, đảm bảo so sánh quốc tế; tăng cường thu thập, biên soạn và phổ biến thông tin thống kê đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng sử dụng thông tin thống kê trong và ngoài nước. Tăng cường huy động, sử dụng hiệu quả hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các quốc gia và các tổ chức quốc tế cho việc thực hiện Chiến lược phát triển thống kê.
Bảy là, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo: Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng phương pháp luận, chuẩn mực, quy trình thống kê tiên tiến; khoa học dữ liệu, dữ liệu mới; ưu tiên nghiên cứu, áp dụng phương pháp đo lường các hiện tượng mới phát sinh. Tập trung nghiên cứu các chính sách, chiến lược, mô hình thống kê hiện đại và thực hành thống kê tốt. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo; mở rộng các hoạt động hợp tác, hình thành mạng lưới các nhà khoa học, chuyên gia về khoa học thống kê, khoa học dữ liệu, công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Tám là, tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành thống kê: Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc cung cấp thông tin của các tổ chức, cá nhân; tập trung vào việc cung cấp dữ liệu hành chính của các cơ quan nhà nước. Đẩy mạnh kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước đã được cấp có thẩm quyền công bố. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Luật Thống kê, tiêu chuẩn, quy trình sản xuất thông tin thống kê của các cơ quan thống kê thuộc hệ thống thống kê tập trung, tổ chức thống kê bộ, ngành, hoạt động thống kê ở cấp xã, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngoài ra, tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất và huy động các nguồn lực tài chính phục vụ công tác thống kê./.
"Nguồn Con số và Sự kiện"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét