Thông tin Thống kê trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời và minh bạch***** Các tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu thống kê phải được sự đồng ý của cơ quan thống kê và phải ghi rõ nguồn số liệu đồng thời chịu sự điều chỉnh theo luật thống kê đối với số liệu thống kê được sử dụng

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2020

 HUYỆN BẾN LỨC,

DI CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA 10 NĂM NHÌN LẠI

 

1.      Di cư

Di cư có vai trò quan trọng tới biến động dân số của địa phương. Di cư là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phân bổ lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và bảo đảm phát triển bền vững.

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện, sự chuyển dịch lao động là rất lớn, nhất là trong 10 năm qua, di cư tìm kiếm cơ hội việc làm, học tập và mưu sinh.v.v…

            Trong số 170.349 người từ 5 tuổi trở lên, số người di cư là 16.575 người, chiếm 9,73%. Trong đó, số người di cư trong huyện và di cư giữa các huyện chiếm lần lượt là 3,65% và 1,01%; nhóm di cư giữa các tỉnh chiếm tỷ lệ lớn nhất 4,93%. Quan sát tình hình di cư trong 10 năm qua cho thấy sự thay đổi rõ về số lượng. Trong giai đoạn 1999-2009 tỷ số nhập cư là 62,9% (tương đương 9.348 người dân nhập cư); tỷ lệ tăng dân số cơ học bình quân 1,02%/năm. Giai đoạn 2009-2019 tỷ suất nhập cư là 59,34% (tương đương  10.109 người); tỷ lệ tăng dân số cơ học bình quân là 0,78%/năm. Trong giai đoạn này tỷ lệ di cư giữa nam và nữ gần như ngang nhau, không có sự chênh lệch lớn, đa phần là di cư theo hộ gia đình (nam là: 5.028 người; nữ là 5.080 người).

Dân số từ 5 tuổi trở lên theo mức độ di cư, 2009-2019

 

2009

2019

 

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Dân số 5 tuổi trở lên

137.392

100

170.349

100,0

Di cư trong huyện

2.336

1,7

6.216

3,6

Di cư giữa các huyện

3.160

2,3

1.716

1,0

Di cư giữa các tỉnh

8.656

6,3

8.393

4,9

Không di cư

123.241

89,7

153.929

90,4

Nhập cư quốc tế

-

-

95

0,1








Trong giai đoạn 1999-2009 tỷ lệ tăng dân số cơ học của huyện là rất lớn, nguyên nhân trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của huyện với nhiều chính sách thu hút đầu tư đã  kéo theo sự gia tăng về các công trình xây dựng nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn. Lúc này lực lượng lao động từ các nơi khác đổ về nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm dẫn đến số người nhập cư tăng cao. Tuy nhiên giai đoạn 2009-2019 tỷ lệ tăng dân số cơ học vẫn tiếp tục diễn tra trong bối cảnh phát triển Công nghiệp và đô thị hóa đã thu hút số lượng dân nhập cư đến lao động và học tập nhưng do nhiều nhà máy, xí nghiệp đã có đủ lực lượng lao động nên số lượng người nhập cư không tăng cao như giai đoạn trước.

Luồng di cư phân theo thành thị, nông thôn năm 2019

Đơn vị tính: %


Năm 2019

Chung

Thành thị

Nông thôn

Nông thôn - Nông thôn

51,3

0,0

73,7

Nông thôn- thành thị

11,1

36,7

0,0

Thành thị- nông thôn

18,4

0,0

26,3

Thành thị- thành thị

19,2

63,3

0,0

Người di cư đóng góp vào dân số nông thôn nhiều hơn là dân số thành thị. Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, luồng di cư nông thôn - nông thôn tiếp tục là luồng di cư chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn nhất (51,3%) và có xu hướng tăng so với hai kỳ Tổng điều tra 2009. Luồng di cư nông thôn - thành thị chiếm 11,1%, luồng di cư thành thị - nông thôn, thành thị - thành thị chiếm lần lượt là 18,4% và 19,2%. Với chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển Kinh tế trọng điểm, huyện đã tạo dấu ấn trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư phát triển nhiều khu, cụm công nghiệp tại các vùng nông thôn, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; việc thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã dần thu hẹp khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, qua đó thúc đẩy luồng di cư từ nông thôn, quá trình di cư từ nông thôn đến nông thôn, thành thị đến nông thôn ngày càng chiếm ưu thế hơn.

2.       Đô thị hóa

Quá trình đô thị hoá được đo bằng mức độ tập trung dân số và những thay đổi trong tỷ trọng dân số sống trong các khu vực thành thị. Theo kết quả Tổng điều tra năm 2019 Bến Lức14,8% dân số sống ở khu vực thành thị (26.972 người) so với 15,1% vào năm 2009


         Trong thời kỳ 2009-2019, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của huyện là 2,03%, khu vực thành thị tăng 1,84%; khu vực nông thôn tăng 2,06 %. Di cư là một trong những yếu tố làm biến động dân số và tác động đến quá trình đô thị hóa. Bến Lức, quá trình đô thị hoá diễn ra tương đối chậm do dân số thành thị có xu hướng xuất cư đến các khu công nghiệp lớn của các tỉnh, thành phố lân cận như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai để tìm việc làm có thu nhập cao hơn, điều kiện học tập và tiện nghi sinh hoạt tốt hơn; dân số ở nông thôn thì một phần xuất cư ra thành thị và phần lớn trong số những người di cư là di chuyển đến các địa bàn nông thôn tập trung các khu, cụm công nghiệp của tỉnh nên trong 10 năm qua dân số thành thị biến động không đáng kể. Một phần do điều kiện sống và sinh hoạt giữa thành thị và nông thôn đã không chênh lệch quá xa như trước đây, chính sách về Nông thôn mới đã kéo giảm sự di cư và đô thị hóa trong giai đoạn 2009-2019 trên địa bàn huyện, phần lớn người lao động không còn tình trạng di cư về đô thị như giai đoạn 1999-2009

Tỷ trọng dân số thành thị và nông thôn; tốc độ đô thị hóa 1989-2019

Thời điểm

Tổng

Dân số (người)

Tỷ trọng (%)

Tốc độ tăng bình quân năm (%)

KV thành thị

KV nông thôn

KV thành thị

KV nông thôn

Chung

KV thành thị

KV nông thôn

01/04/1989

111.019

15.092

95.927

13,6

86,4

-

-

-

01/04/1999

123.188

18.657

104.531

15,1

84,9

1,05

2,14

0,86

01/04/2009

148.621

22.474

126.147

15,1

84,9

1,89

1,88

1,90

01/04/2019

181.660

26.972

154.688

14,8

85,2

2,03

1,84

2,06

 

Trong 10 năm tới, với chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn huyện tại khu vực Bắc Bến Lức (đô thị phía Bắc) sẽ giảm áp lực về dân cư đô thị và hạ tầng dân cư; sự dịch chuyển về dân cư và luồng di dân có sự thay đổi rõ nét trong thời gian tới góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện./.

lt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét