Thông tin Thống kê trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời và minh bạch***** Các tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu thống kê phải được sự đồng ý của cơ quan thống kê và phải ghi rõ nguồn số liệu đồng thời chịu sự điều chỉnh theo luật thống kê đối với số liệu thống kê được sử dụng

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2025

HTCTTK huyện – Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn cấp huyện

1.Khái niệm, phương pháp tính

Khái niệm: Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là địa bàn huyện) là giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành (hoặc quy ước hoàn thành) do các cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế, loại hình kinh tế, khu vực kinh tế tạo ra trên địa bàn huyện trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).

Phạm vi: Toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ đã hoàn thành hoặc quy ước hoàn thành của các đơn vị thường trú trên địa bàn.

Nguyên tắc:

– Đảm bảo nguyên tắc thường trú địa bàn cấp huyện: Đơn vị có trung tâm lợi ích kinh tế trên địa bàn cấp huyện và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên 1 năm;

– Thực hiện phân bổ đối với các đơn vị hạch toán toàn ngành;

– Tính theo số liệu thực tế phát sinh trên địa bàn (không cộng/
trừ chi nhánh);

– Hoạt động xây dựng được xác định mức độ hoàn thành theo quy ước;

– Tổng giá trị sản phẩm theo ngành trên địa bàn cấp huyện của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không lớn hơn giá trị sản xuất ngành đó của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tương ứng. Trường hợp tổng giá trị sản phẩm theo ngành trên địa bàn cấp huyện lớn hơn giá trị sản xuất trên địa bàn cấp tỉnh, số liệu giá trị sản xuất của tỉnh, thành phố được coi là kết quả chính thức, phần giá trị chênh lệch giữa kết quả chính thức và giá trị sản phẩm theo ngành trên địa bàn cấp huyện được phân bổ giảm theo tỷ trọng lao động đóng góp của địa bàn cấp huyện.

Phương pháp tính: Giá trị sản phẩm của mỗi ngành được tính theo phương pháp phù hợp với đặc điểm ngành và mức độ khả thi của nguồn thông tin, cụ thể:

a) Theo giá hiện hành

(1) Hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản; hoạt động khai khoáng; sản xuất điện; hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo (những hoạt động có thể thống kê được sản lượng sản phẩm và đơn giá sản xuất bình quân)

Công thức tính:

Giá trị
sản phẩm
=Sản lượng
sản phẩm sản xuất
xĐơn giá sản xuất
sản phẩm bình quân

(2) Hoạt động dịch vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản; hoạt động công nghiệp (trừ hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo) và các hoạt động dịch vụ mang tính “thị trường” (trừ dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm)

Công thức tính:

Giá trị sản phẩm=Doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ
+Trợ cấp sản xuất
(nếu có)

(3) Hoạt động phân phối điện, nước; cung cấp khí bằng đường ống; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; dịch vụ lưu trú, ăn uống; kinh doanh bất động sản; dịch vụ du lịch; dịch vụ xổ số

Công thức tính:

Giá trị
sản phẩm
=Doanh thu thuần bán sản phẩm/ dịch vụ trong kỳTrị giá vốn hàng
bán ra/Trị giá vốn hàng chuyển bán/ Chi trả hộ khách hàng/Chi trả thưởng
+Trợ cấp
sản xuất
(nếu có)

(4) Hoạt động xây dựng; hoạt động dịch vụ phi thị trường và những hoạt động khác không tính được theo các phương pháp trên

Công thức tính:

Giá trị
sản phẩm
=Tổng chi phí
sản xuất
+Lợi nhuận thuần
(nếu có)
+Trợ cấp sản xuất (nếu có)

Trong tổng chi phí sản xuất gồm có: Chi phí vật chất và chi phí dịch vụ; Thu nhập của người lao động; Khấu hao tài sản cố định; Thuế sản xuất khác.

(5) Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm

Công thức tính:

Giá trị
sản phẩm
 =Giá trị
sản xuất
trên địa bàn tỉnh
 xCơ cấu lao động/Chi phí hoạt động của ngành trên địa bàn huyện so với tổng số lao động/Chi phí hoạt động của ngành trên địa bàn tỉnh

b) Theo giá so sánh

(1) Hoạt động khai khoáng; sản xuất điện; hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo (những hoạt động có thể thống kê được sản lượng sản phẩm và đơn giá bình quân kỳ gốc)

Công thức tính:

Giá trị sản phẩm =Sản lượng
sản phẩm sản xuất
xĐơn giá sản xuất
sản phẩm bình quân kỳ gốc

Hoặc:

Giá trị
sản phẩm
=Giá trị sản phẩm
kỳ trước kỳ
báo cáo
xTốc độ phát triển sản lượng sản phẩm sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ trước kỳ báo cáo

(2) Hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản; các hoạt động khác

Công thức tính:

Giá trị sản phẩm=

Giá trị sản phẩm kỳ báo cáo
theo giá hiện hành


Chỉ số giá sản xuất sản phẩm/Chỉ số giá
tiêu dùng tương ứng kỳ báo cáo so với kỳ gốc

2.Phân tổ chủ yếu: Ngành kinh tế.

3.Kỳ công bố: Năm.

4.Nguồn số liệu

– Điều tra thống kê;

– Điều tra bổ sung do địa phương chủ trì phối hợp với cơ quan thống kê cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện để bổ sung các thông tin còn thiếu;

– Chế độ báo cáo thống kê;

– Dữ liệu hành chính.

5.Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp huyện;

– Phối hợp: Cục thống kê; Cơ quan Thống kê cấp huyện 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét