Thông tin Thống kê trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời và minh bạch***** Các tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu thống kê phải được sự đồng ý của cơ quan thống kê và phải ghi rõ nguồn số liệu đồng thời chịu sự điều chỉnh theo luật thống kê đối với số liệu thống kê được sử dụng

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2025

KỶ NIỆM 50 NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/4 (30/4/1975-30/4/2025) VÀ 139 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 01/5 (01/5/1886-01/5/2025)

        Cách đây 50 năm, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

        Chiến thắng 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.

BÀI TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/4 (30/4/1975-30/4/2025) VÀ 139 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 01/5 (01/5/1886-01/5/2025)- Ảnh 1.

Hình ảnh quân giải phóng tiến vào dinh độc lập

        Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông đã chiến đấu hy sinh anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Chúng ta càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.

        Hòa chung không khí vui tươi phấn khởi chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, trong những ngày này cả nước cũng đang hân hoan chào mừng 139 năm Ngày Quốc tế Lao động 01/5 là dịp để giai cấp công nhân và nhân dân lao động cả nước ôn lại truyền thống đấu tranh, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc đồng thời tiếp tục phát huy vai trò của mình và có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo tinh thần Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng xác định: Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân; bảo đảm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc, nhà ở, các công trình phúc lợi phục vụ công nhân; sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...nhằm bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân.

    Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, 139 năm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 là dịp thiết thực cổ vũ, động viên toàn ngành Thống kê Bến Lức tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó nhằm hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn, cung cấp đầy đủ thông tin để Đảng và Nhà nước đánh giá toàn diện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng - an ninh; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, góp phần cùng cả nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế./.


 

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2025

 ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP NĂM 2025

            Ngày 22/4/2025 Đội Thống kê số 7 cùng Chi cục Thống kê tỉnh Long An tổ chức triển khai và hướng dẫn doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bến Lức kê khai điều tra doanh nghiệp trên hệ thống Webform của Cục Thống kê.


            Năm 2025, huyện Bến Lức có 2.852 doanh nghiệp thuộc diện phải thu thập thông tin. Trong đó có 931 doanh nghiệp mẫu và 1.921 doanh nghiệp toàn bộ.

            Điều tra doanh nghiệp năm 2025 nhằm mục đích:

            -  Phục vụ công tác quản lý, điều hành, đánh giá và dự báo tình hình kinh tế - xã hội, lập chính sách, kế hoạch phát triển của toàn bộ nền kinh tế và từng địa phương;

- Phục vụ tính chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP), Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (GRDP) năm 2024, các chỉ tiêu thống kê khác thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia và các chỉ tiêu thống kê của các chuyên ngành kinh tế;

- Biên soạn “Sách trắng doanh nghiệp năm 2025” và “Sách trắng hợp tác xã năm 2025”;

- Tổng hợp các chỉ tiêu ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản từ các doanh nghiệp có tham gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong phạm vi của Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025;

- Cập nhật cơ sở dữ liệu làm dàn mẫu của các cuộc điều tra thống kê về doanh nghiệp;

- Đáp ứng nhu cầu của các đối tượng dùng tin khác.

Thời gian điều tra từ ngày 01/4/2025 - 31/5/2025.

                                                                    Thực hiện: 

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2025

 ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP NĂM 2025

🔴🟠DỮ LIỆU ĐÚNG - DOANH NGHỆP MẠNH - KINH TẾ VỮNG - QUỐC GIA THỊNH VƯỢNG"🔴🟠
📣📣📆 Kể từ ngày 01/4/2025. Ngành Thống kê huyện Bến Lức cùng cả nước tiến hành "ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP NĂM 2025"
💥💥💥Để tiến hành kê khai thông tin, doanh nghiệp đăng nhập vào địa chỉ:
👉👉👉Tài khoản và mật khẩu: Mã số thuế doanh nghiệp
⏱Thời gian bắt đầu: 01/4/2025
⏰Thời gian kết thúc: 30/5/2025
☎️Thông tin hỗ trợ: Đội thống kê huyện Bến Lức, ĐT: 2723.871.591
📱Hotline: 036.715.52.50 (Mr Linh)
📞Hỗ trợ nghiệp vụ: 093.701.8461 (Mr Quốc)
Hướng dẫn kê khai thông tin


Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2025

 ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP NĂM 2025

Từ ngày 01/4/2025 ngành Thống kê tiến hành tổ chức Điều tra doanh nghiệp.


Nội dung điều tra doanh nghiệp năm 2025

- Thông tin nhận dạng: Thông tin định danh của đơn vị điều tra; ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh; loại hình doanh nghiệp; cơ sở trực thuộc của doanh nghiệp;

- Thông tin về lao động và thu nhập của người lao động: Số lao động; thu nhập của người lao động;

- Thông tin về kết quả, chi phí sản xuất kinh doanh: Kết quả hoạt động, chi phí sản xuất kinh doanh; vốn đầu tư; sản lượng sản xuất của sản phẩm; tiêu dùng năng lượng; các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành trong Hệ thống chi tiêu thống kê quốc gia phân tổ theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam;

- Thông tin về sản phẩm sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp, chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp;

- Thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ của doanh nghiệp;

- Thông tin về tin chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu;

- Thông tin về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đáp ứng yêu cầu thông tin của Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025, trong đó bao gồm các thông tin về:

+ Số lượng đơn vị sản xuất, số lao động;

+ Quy mô sản xuất, năng lực sản xuất;

+ Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, ứng dụng kinh tế số;

+ Tình hình sử dụng đất nông nghiệp.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2025


     1. Thời điểm lập bảng kê:
    Khu vực thành thị: 01/3/2025 – 30/5/2025
    Khu vực nông thôn: 01/5/2025 – 30/5/2025
    2. Thời điểm thu thập thông tin: 01/7/2025

" Hãy tích cực tham gia Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025!"

"Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người dân!"

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2025

HTCTTK Tỉnh - Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

1. Khái niệm, phương pháp tính

1.1. Khái niệm

Tổng sản phẩm trên địa bàn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh giá trị mới tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trên địa bàn tỉnh/thành phố trong một thời gian nhất định (6 tháng,  năm). Cụm từ “hàng hóa và dịch vụ cuối cùng” được hiểu theo nghĩa không tính giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tổng sản phẩm trên địa bàn được tính theo giá hiện hành và giá so sánh.

1.2. Nội dung, phương pháp tính

a) Nội dung

Nội dung tổng quát của GRDP được xét dưới các góc độ khác nhau:

 – Xét về góc độ sử dụng (chi tiêu): GRDP là tổng cầu của nền kinh tế tỉnh, thành phố bao gồm: Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của Chính quyền địa phương, tích luỹ tài sản (tích lũy tài sản cố định, tích lũy tài sản lưu động và tích lũy tài sản quý hiếm) và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

– Xét về góc độ thu nhập, GRDP gồm: Thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ;

– Xét về góc độ sản xuất: GRDP bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.

b) Phương pháp tính

– Theo giá hiện hành

Có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn

Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng (=) Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng (+) thuế nhập khẩu trừ (-) trợ cấp sản xuất phát sinh từ các đơn vị thường trú trong tỉnh/thành phố.

Công thức tính:

GRDP

=Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành+Thuế nhập khẩu của tỉnh/thành phố

Trợ cấp sản xuất

Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng (=) Tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc, thiết bị. Theo phương pháp này, tổng sản phẩm trên địa bàn gồm 4 yếu tố: thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật quy ra tiền), thuế sản xuất (đã trừ phần trợ cấp cho sản xuất), khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp của tỉnh/thành phố.

Công thức tính:

Tổng sản phẩm trên địa bàn

=Thu nhập của người lao động từ sản xuất+Thuế sản xuất, (đã trừ phần trợ cấp sản xuất)+Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất+

Thặng dư hoặc thu nhập hỗn hợp

Phương pháp sử dụng: Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng tổng của 3 yếu tố: tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và chính quyền địa phương; tích lũy tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của các đơn vị trường trú trong tỉnh/thành phố.

Công thức tính:

Tổng sản phẩm trên địa bàn

=Tiêu dùng cuối cùng+Tích luỹ tài sản+

Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ

Về mặt lý thuyết thì có thể tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo 3 phương pháp như trên. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay để tính cho một tỉnh/thành phố thì nguồn thông tin rất hạn chế và chưa đủ điều kiện để có thể vận dụng cả 3 phương pháp như đối với toàn bộ nền kinh tế nên việc tính tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh/thành phố chủ yếu theo phương pháp sản xuất.

– Theo giá so sánh

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh được tính qua những bước trung gian. Vì chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng, nên không có chỉ số giá phù hợp để giảm phát trực tiếp nên được tính gián tiếp bằng hiệu giữa giá trị sản xuất theo giá so sánh và chí phí trung gian theo giá so sánh (Phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất).

2. Phân tổ chủ yếu

a) Kỳ 6 tháng: Ngành kinh tế.

b) Kỳ năm:

– Ngành kinh tế;

– Loại hình kinh tế.

3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu

– Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các Cục Thống kê tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

– Báo cáo quyết toán tài chính của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;

– Kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, các cuộc điều tra doanh nghiệp, điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và điều tra chuyên đề khác…

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê. 

HTCTTK huyện – Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn cấp huyện

1.Khái niệm, phương pháp tính

Khái niệm: Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là địa bàn huyện) là giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành (hoặc quy ước hoàn thành) do các cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế, loại hình kinh tế, khu vực kinh tế tạo ra trên địa bàn huyện trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).

Phạm vi: Toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ đã hoàn thành hoặc quy ước hoàn thành của các đơn vị thường trú trên địa bàn.

Nguyên tắc:

– Đảm bảo nguyên tắc thường trú địa bàn cấp huyện: Đơn vị có trung tâm lợi ích kinh tế trên địa bàn cấp huyện và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên 1 năm;

– Thực hiện phân bổ đối với các đơn vị hạch toán toàn ngành;

– Tính theo số liệu thực tế phát sinh trên địa bàn (không cộng/
trừ chi nhánh);

– Hoạt động xây dựng được xác định mức độ hoàn thành theo quy ước;

– Tổng giá trị sản phẩm theo ngành trên địa bàn cấp huyện của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không lớn hơn giá trị sản xuất ngành đó của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tương ứng. Trường hợp tổng giá trị sản phẩm theo ngành trên địa bàn cấp huyện lớn hơn giá trị sản xuất trên địa bàn cấp tỉnh, số liệu giá trị sản xuất của tỉnh, thành phố được coi là kết quả chính thức, phần giá trị chênh lệch giữa kết quả chính thức và giá trị sản phẩm theo ngành trên địa bàn cấp huyện được phân bổ giảm theo tỷ trọng lao động đóng góp của địa bàn cấp huyện.

Phương pháp tính: Giá trị sản phẩm của mỗi ngành được tính theo phương pháp phù hợp với đặc điểm ngành và mức độ khả thi của nguồn thông tin, cụ thể:

a) Theo giá hiện hành

(1) Hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản; hoạt động khai khoáng; sản xuất điện; hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo (những hoạt động có thể thống kê được sản lượng sản phẩm và đơn giá sản xuất bình quân)

Công thức tính:

Giá trị
sản phẩm
=Sản lượng
sản phẩm sản xuất
xĐơn giá sản xuất
sản phẩm bình quân

(2) Hoạt động dịch vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản; hoạt động công nghiệp (trừ hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo) và các hoạt động dịch vụ mang tính “thị trường” (trừ dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm)

Công thức tính:

Giá trị sản phẩm=Doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ
+Trợ cấp sản xuất
(nếu có)

(3) Hoạt động phân phối điện, nước; cung cấp khí bằng đường ống; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; dịch vụ lưu trú, ăn uống; kinh doanh bất động sản; dịch vụ du lịch; dịch vụ xổ số

Công thức tính:

Giá trị
sản phẩm
=Doanh thu thuần bán sản phẩm/ dịch vụ trong kỳTrị giá vốn hàng
bán ra/Trị giá vốn hàng chuyển bán/ Chi trả hộ khách hàng/Chi trả thưởng
+Trợ cấp
sản xuất
(nếu có)

(4) Hoạt động xây dựng; hoạt động dịch vụ phi thị trường và những hoạt động khác không tính được theo các phương pháp trên

Công thức tính:

Giá trị
sản phẩm
=Tổng chi phí
sản xuất
+Lợi nhuận thuần
(nếu có)
+Trợ cấp sản xuất (nếu có)

Trong tổng chi phí sản xuất gồm có: Chi phí vật chất và chi phí dịch vụ; Thu nhập của người lao động; Khấu hao tài sản cố định; Thuế sản xuất khác.

(5) Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm

Công thức tính:

Giá trị
sản phẩm
 =Giá trị
sản xuất
trên địa bàn tỉnh
 xCơ cấu lao động/Chi phí hoạt động của ngành trên địa bàn huyện so với tổng số lao động/Chi phí hoạt động của ngành trên địa bàn tỉnh

b) Theo giá so sánh

(1) Hoạt động khai khoáng; sản xuất điện; hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo (những hoạt động có thể thống kê được sản lượng sản phẩm và đơn giá bình quân kỳ gốc)

Công thức tính:

Giá trị sản phẩm =Sản lượng
sản phẩm sản xuất
xĐơn giá sản xuất
sản phẩm bình quân kỳ gốc

Hoặc:

Giá trị
sản phẩm
=Giá trị sản phẩm
kỳ trước kỳ
báo cáo
xTốc độ phát triển sản lượng sản phẩm sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ trước kỳ báo cáo

(2) Hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản; các hoạt động khác

Công thức tính:

Giá trị sản phẩm=

Giá trị sản phẩm kỳ báo cáo
theo giá hiện hành


Chỉ số giá sản xuất sản phẩm/Chỉ số giá
tiêu dùng tương ứng kỳ báo cáo so với kỳ gốc

2.Phân tổ chủ yếu: Ngành kinh tế.

3.Kỳ công bố: Năm.

4.Nguồn số liệu

– Điều tra thống kê;

– Điều tra bổ sung do địa phương chủ trì phối hợp với cơ quan thống kê cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện để bổ sung các thông tin còn thiếu;

– Chế độ báo cáo thống kê;

– Dữ liệu hành chính.

5.Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp huyện;

– Phối hợp: Cục thống kê; Cơ quan Thống kê cấp huyện 

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2024

 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Ngành Thống kê ngày càng khẳng định vai trò, vị thế và uy tín trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước


Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu
tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2025 của ngành Thống kê

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2024

 

Vai trò của Thống kê trong kỷ nguyên mới


Trong kỷ nguyên phát triển mới, thống kê kết hợp với khoa học dữ liệu, kỷ nguyên số tạo ra lực lượng sản xuất mới; thống kê là một công cụ chiến lược góp phần định hình con đường phát triển của đất nước. Để thực hiện các mục tiêu trong kỷ nguyên mới, các quyết sách chính trị và kinh tế phải dựa trên một hệ thống thông tin thống kê đầy đủ, chính xác, minh bạch và kịp thời. 

        Khoa học thống kê tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội

        Trong kỷ nguyên số hóa, khối lượng dữ liệu được tạo ra hàng ngày là vô cùng lớn. Từ các hoạt động trên mạng xã hội, giao dịch thương mại điện tử, đến internet vạn vật (Internet of Things), dữ liệu được thu thập từ mọi nguồn và mọi lúc. Thống kê đóng vai trò then chốt trong việc thu thập, phân tích và hiểu rõ ý nghĩa của những dữ liệu này. Các công cụ và phương pháp thống kê giúp chuyển đổi dữ liệu thô thành thông tin có giá trị, hỗ trợ việc ra quyết định chính xác và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, thống kê còn khám phá kiến thức mới, những quy luật mới ẩn giấu bên trong các dữ liệu, biến dữ liệu thành nguồn lực phát triển mới, mở ra các cơ hội phát triển và tri thức mới.

        Trong lĩnh vực kinh tế, thống kê được sử dụng để đo lường và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, phân tích xu hướng phát triển, dự báo kinh tế tăng trưởng hay suy thoái và đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế. Các doanh nghiệp sử dụng thống kê để phân tích hành vi khách hàng, tối ưu hóa chiến lược marketing, và quản lý rủi ro. Việc phân tích dữ liệu thống kê giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, từ đó cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình.

       Trong y học, thống kê đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu dịch tễ, thử nghiệm lâm sàng và phân tích hiệu quả các phương pháp điều trị. Thống kê giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về sự phân bố của bệnh tật, yếu tố nguy cơ, hiệu quả của các biện pháp can thiệp và cải thiện các chính sách y tế công cộng, chất lượng chăm sóc sức khỏe.

      Trong giáo dục, thống kê là công cụ được sử dụng để đánh giá chất lượng giáo dục, phân tích kết quả học tập, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh. Thống kê giáo dục giúp các nhà quản lý giáo dục đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu, từ đó cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập.

    Trong quản lý doanh nghiệp, thống kê được sử dụng để phân tích hiệu quả hoạt động, đánh giá năng suất lao động, và quản lý chất lượng. Thống kê quản lý giúp các nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn về hiệu quả của các bộ phận trong công ty, từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

    Trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning) không thể thiếu vai trò của thống kê. Các mô hình AI và học máy đều dựa trên các nguyên lý thống kê để học từ dữ liệu và dự đoán tương lai. Thống kê cung cấp cơ sở lý thuyết và các công cụ phân tích dữ liệu để xây dựng và kiểm tra các mô hình AI. Với sự hỗ trợ của thống kê, AI có thể giải quyết các vấn đề phức tạp, mang lại nhiều lợi ích trong nhiều lĩnh vực và hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh.

    Vai trò của ngành Thống kê trong kỷ nguyên mới

    Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử phát triển đất nước, thể hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ về tư duy và cách thức lãnh đạo, điều hành đất nước để đạt được những khát vọng, thành tựu vĩ đại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với tầm nhìn chiến lược sâu rộng và quyết đoán, các ưu tiên được đặt vào cải cách hệ thống chính trị tinh - gọn - mạnh, hiệu quả, tối ưu hóa nguồn lực để đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng giao thông, năng lượng và chuyển đổi số. Từ đó khơi dậy niềm tin, khát vọng và tinh thần đoàn kết trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững.

    Kỷ nguyên mới không chỉ mở ra cơ hội để Việt Nam bứt phá và khẳng định vị thế trên trường quốc tế, mà còn đặt ra những yêu cầu cao về sự quyết tâm, sáng tạo và kiên trì trong lãnh đạo. Mục tiêu lớn lao đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia phát triển với thu nhập cao, xã hội công bằng, văn minh, sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới, góp phần hiện thực hóa khát vọng hùng cường của dân tộc. Để thực hiện các mục tiêu trong kỷ nguyên mới, các quyết sách chính trị và kinh tế phải dựa trên một hệ thống thông tin thống kê đầy đủ, chính xác, minh bạch và kịp thời.

    Trong suốt quá trình phát triển của đất nước, vai trò của Cơ quan Thống kê Trung ương luôn khẳng định được sứ mệnh, vai trò quan trọng trong điều phối hoạt động thống kê nhà nước và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành; đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin thống kê ngày càng tăng của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế. Công tác thống kê luôn khẳng định là một ngành khoa học, chuyên môn, chuyên sâu để phản ánh tất cả các hoạt động trong bức tranh tổng thể về kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, hoạt động thống kê liên quan đến hầu hết các ngành, lĩnh vực như: Kinh tế, xã hội, sinh học, y học, khí tượng thủy văn... Trong kỷ nguyên mới, dữ liệu thống kê trở thành tài nguyên quý giá, là công cụ, cơ sở quan trọng trong các chính sách vươn mình của đất nước, góp phần quan trọng trong việc đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

    Trong kỷ nguyên này, các hoạt động kinh tế diễn ra nhanh chóng với tốc độ phát triển cao, gắn với thời đại số hóa, dữ liệu được tạo ra với khối lượng lớn chưa từng có. Cơ quan Thống kê Trung ương đóng vai trò quan trọng trong thu thập, phân tích và diễn giải khối lượng dữ liệu khổng lồ này, giúp các nhà Lãnh đạo đưa ra các quyết định chiến lược trong những bước phát triển quan trọng của đất nước.

    Dữ liệu thống kê góp phần giới thiệu kỷ nguyên mới của Việt Nam ra thế giới. Thống kê là một ngành có tính hội nhập cao, sự gắn kết và hội nhập trong thống kê giữa các nước được thể hiện qua các chỉ tiêu thống kê có cùng tiêu chuẩn và phương pháp luận được thống nhất trên toàn thế giới. Trên thực tế, để so sánh sự phát triển giữa các quốc gia thì phải so sánh cùng một chỉ tiêu; hoặc để phản ánh sự phát triển về kinh tế, xã hội của thế giới thì phải tính toán dựa trên chỉ tiêu của từng quốc gia. Chính vì vậy, Thống kê là một ngành đặc thù mang tính khoa học, tính toàn cầu, tính quốc tế và chuẩn mực chungThông qua dữ liệu thống kê chính xác và minh bạch, Việt Nam đã xây dựng niềm tin với các nhà đầu tư và các quốc gia phát triển, thúc đẩy hợp tác và đầu tư vào một nền kinh tế năng động, đồng thời khẳng định vị thế là một trong những thị trường lớn trên thế giới.

    Với vai trò cung cấp thông tin chi tiết về mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội và môi trường, trở thành công cụ không thể thiếu trong việc giúp các nhà lãnh đạo đánh giá tình hình thực tế và đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp. Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình đòi hỏi hệ thống thống kê phải không ngừng cải tiến và ứng dụng công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, từ đó giúp Việt Nam phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

    Thống kê không chỉ giúp theo dõi, đo lường những biến động trong nền kinh tế, xã hội mà còn cung cấp thông tin về chất lượng sống của người dân, từ đó giúp các cơ quan nhà nước đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp với thực tế. Trong kỷ nguyên số, thống kê đã chuyển mình mạnh mẽ từ những phương pháp truyền thống sang các phương pháp hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo vào quá trình thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu.

    Tóm lại, Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam chính là kỷ nguyên mà thống kê sẽ tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng, góp phần xây dựng một quốc gia hùng cường, hiện đại và bền vững./.

TS. Nguyễn Trí Duy
Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học Thống kê - TCTK

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2024

TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP NĂM 2025

 Ngày 7/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Theo đó, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 (TĐTNN 2025) sẽ tiến hành trên phạm vi cả nước vào ngày 1/7/2025.


Thực hiện: 

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2024

 Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần 2 năm 2024 diễn ra từ ngày 28/11 đến ngày 04/12/2024

    

        Lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần 2 năm 2024 với chủ đề "Long An - Khát vọng sông Vàm" được diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 28/11/2024 với chương trình nghệ thuật sống động giới thiệu, quảng bá văn hóa, hình ảnh Long An, trong đó nổi bật là tiết mục trình diễn ánh sáng trên bầu trời bằng thiết bị bay không người lái.



Nguồn: https://svhttdl.longan.gov.vn/